Chủ đề: Ôxit

 

CHỦ ĐỀ:  OXIT

 

  1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu của chủ đề:
Năng lực cốt lõi Năng lực đặc thù
– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tự học.

– Năng lực hợp tác.

– Năng lực giao tiếp.

– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

– Năng lực thực hành

– Năng lực tính toán hóa học.

– Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

 

  1. Cấu trúc của chủ đề:
Chủ đề Chủ điểm Tổng số tiết Phân phối thời gian Bài tương ứng SGK
 

 

OXIT

Chủ điểm 1: Tính chất hoá học của oxit. Khái quát sự phân loại oxit

 

   3tiết 1 tiết Bài 1: Tính chất hoá học của oxit. Khái quát sự phân loại oxit

 

Chủ điểm 2: Một số oxit quan trọng. 2 tiết Bài 2: Một số oxit quan trọng

 

  1. Nội dung của chủ đề:

3.1. Kiến thức

Biết được:

– Tính chất hoá học của oxit:

+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

– Sự phân loại oxit, bao gồm: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.

– Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit và lưu huỳnh đioxit.

3.2. Kĩ năng

– Quan sát thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.

– Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2

– Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất và điều chế oxit

– Phân biệt được một số oxit cụ thể.

– Làm một số bài tập tính toán có liên quan đến oxit.

 

3.3. Thái độ

– Học sinh có  tính tự giác, tích cực trong học tập, có lòng yêu thích môn học.

– Học sinh có tính cẩn thận, kiên trì khi làm các thí nghiệm

4.Các nội dung liên môn tích hợp, thực tiễn

  1. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học

5.1. Các phương pháp dạy học

– PP Bàn tay nặn bột

– PP dạy học theo góc

– PP nêu và giải quyết vấn đề

– PP đàm thoại

– PP hỏi đáp

– PP thảo luận nhóm

PP thuyết trình

5.2. Các kỹ thuật dạy học:

– Kỹ thuật đặt câu hỏi

– Kỹ thuật động não

– Kỹ thuật chia nhóm nhỏ

– Kỹ thuật hợp tác

– Kỹ thuật giao nhiệm vụ

  1. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ
  2. Triển khai thực hiện các nội dung của chủ điểm:
S

STT

Phân bố thời gian Nội dung dạy học Hình thức- phương pháp( kĩ thuật tổ chức dạy học) Liên hệ thực tiễn, liên môn tích hợp(nếu có) Kiểm tra đánh giá

(nếu có)

Năng lực cần đạt
 

 

 

 

 

 

 

Chủ điểm 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

 

 

 

 

 

 

 

 

25-30 phút

I.Tính chất hóa học của oxit:

( Gv hướng dẫn HS ghi vở bằng cách kẻ vở làm 2 để ghi tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazo)

1.Hình thức: dạy học tại phòng bộ môn

2. Phương tiện: Máy trình chiếu

3. Chuẩn bị:

– Dụng cụ: ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, muôi sắt,giá đựng ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh

– Hoá chất: CaO,  nước cất, dung dịch HCl, quỳ tím, CaCO3, dd Ca(OH)2, dd H2SO4 loãng.

4. Phương pháp:

– PP Bàn tay nặn bột

– PP nêu và giải quyết vấn đề

– PP đàm thoại

– PP hỏi đáp

– PP thảo luận nhóm

5. Kĩ thuật:

– KT đặt câu hỏi

– KT học tập hợp tác

– KT lắng nghe và phản hồi tích cực.

– KT động não

 

– Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 6 về sự quang hợp của cây xanh

– Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 9 về ô nhiễm môi trường.

– Tích hợp kiến thức Môn GDCD 6 về yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

– Tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường

– Liên hệ thực tế: hiện tượng vôi tôi

 

1.Mức nhận biết: (Câu4).2.

Thông hiểu:

(Câu 2)

-Năng lực giải quyết vấn đề.

-Năng lực hợp tác.

-Năng lực giao tiếp.

-Năng lực thực hành

-Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

 

  7-10 phút II.Khái quát về sự phân loại oxit.

 

1.Hình thức: dạy học tại phòng bộ môn

2. Phương tiện: Máy trình chiếu

3. Phương pháp

– PP đàm thoại

– PP thuyết trình

4. Kỹ thuật dạy học

– KT lắng nghe và phản hồi tích cực.

 

 

   

Mức nhận biết : (Câu1)

-Năng lực giải quyết vấn đề.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ điểm 2:Một số oxit quan trọng

 

 

 

 

 

 

 

 

30-35 phút

I.Tính chất , ứng dụng của CaO, SO2.

( Gv hướng dẫn HS kẻ vở làm 2 cột để ghi)

 

1. Tính chất vật lí

2. Tính chất hoá học

3 . Ứng dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
II. Sản xuất Canxi oxit và điều chế lưu huỳnh đioxit

1. Sản xuất Canxi oxit

 

 

2. Điều chế lưu huỳnh đioxit

 

1.Hình thức : dạy tại phòng bộ môn. 2. Phương tiện: Máy trình chiếu

3.Chuẩn bị:

– Dụng cụ: ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, muôi sắt,giá đựng ống nghiệm ,cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh

– Hoá chất: CaO,  nước cất, dung dịch HCl, quỳ tím, CaCO3, dd Ca(OH)2, dd

H2SO4 loãng, Na2CO­3

– Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến ứng dụng của CaO, SO2

4. Phương pháp:  – PP học theo góc

– PP hỏi đáp

– PP thảo luận nhóm.

5. Kĩ thuật dạy học

– KT học tập hợp tác

– KT lắng nghe và phản hổi tích cực.

– KT chia nhóm nhỏ

– KT giao việc

 

1.Hình thức : dạy tại phòng bộ môn. 2. Phương tiện: Máy trình chiếu

3. Chuẩn bị:

– Tranh ảnh lò nung vôi trong công nghiệp và thủ công (Hình 1.4; 1.5 SGK T8)

– Các tranh ảnh, tư liệu sưu tầm khác có liên quan đến SX CaO, điều chế SO2

4.  Phương pháp:

– PP đàm thoại

– PP hỏi đáp

– PP nêu và giải quyết vấn đề

5. Kĩ thuật dạy học:

– KT lắng nghe và phản hồi tích cực

– KT động não

 

 

 

– Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 9 về ô nhiễm môi trường.

– Tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường

– Liên hệ thực tế: hiện tượng vôi tôi

– Hiện tượng mưa axit (Môn Địa lí 7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tích hợp kiến thức  Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 9 về ô nhiễm môi trường.

– Tích hợp kiến thức

– Tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường

– Liên hệ thực tế: hiện tượng sản xuất vôi ở địa phương

 

Vận dụng thấp: (Câu1,2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận dụng thấp:

Câu 3

 

-Năng lực tự học.

-Năng lực thực hành hoá học.

-Năng lực hợp tác

–  Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Năng lực tự học

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa.

– Năng lực vận dụng kiến thức hóa vào cuộc sống.

 

 

III. THIẾT KẾ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

 

CHỦ ĐIỂM 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

Biết được:

– Tính chất hoá học của oxit:

+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

-HS biết sự phân loại oxit, bao gồm: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.

  1. Kĩ năng

– Quan sát thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.

– Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất hoá học của oxit

– HS biết cách phân loại oxit.

– Phân biệt được một số oxit cụ thể.

– Làm một số bài tập tính toán có liên quan đến oxit.

  1. Thái độ

– Học sinh có  tính tự giác, tích cực trong học tập, có lòng yêu thích môn học.

– Học sinh có tính cẩn thận, kiên trì khi làm các thí nghiệm.

  1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
  2. Các phương pháp

– PP Bàn tay nặn bột

– PP nêu và giải quyết vấn đề

– PP thảo luận nhóm

– PP thuyết trình

– PP đàm thoại

  1. Kỹ thuật dạy học

– KT đặt câu hỏi

– KT học tập hợp tác

– KT lắng nghe và phản hồi tích cực.

– KT động não

  1. Phương tiện, hình thức dạy học: tại phòng bộ môn
  2. Phương tiện : Máy trình chiếu
  3. Hình thức dạy học: tại phòng bộ môn
  4. Chuẩn bị:

– Dụng cụ: ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, muôi sắt, giá đựng ống nghiệm cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh

– Hoá chất: CaO,  nước cất, dung dịch HCl, quỳ tím, dd Ca(OH)2

– Gv  chuẩn bị nội dung kiến thức mở rộng liên quan đến phân loại oxit

  1. Năng lực cần phát triển cho HS:

– Năng lực tự học

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực thực hành hóa

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. Kiến thức tích hợp, liên hệ thực tế:

– Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 6 về sự quang hợp của cây xanh

– Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 9 về ô nhiễm môi trường.

– Tích hợp kiến thức Môn GDCD 6 về yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

– Tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường

– Liên hệ thực tế: hiện tượng vôi tôi

  1. Tiến trình dạy học
  2. Ổn định tổ chức
  3. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
  4. Bài mới:

Chủ điểm 1: Tính chất hóa học của oxit . Khái quát sự phân loại oxit.

 Hoạt động 1: Tính chất hóa học của oxit

 Pha 1 : Tình huống xuất phát: GV nêu câu hỏi

GV đưa ra tình huống và đặt câu hỏi :

Ở lớp 8, các em đã biết gì về hợp chất oxit. Vậy các oxit này có tính chất gì? Ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

 Pha 2 : Nêu ý kiến ban đầu về tính chất hóa học của oxit

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thảo luận trong nhóm, rút ra một số nhận xét ban đầu về oxit axit : Oxit axit P2O5 , CO2, SO2 ….tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ. Oxit bazơ CaO, BaO…..tác dụng với nước làm quỳ tím hoá xanh. GV yêu cầu một số HS nêu ý kiến. HS thảo luận để rút ra một số ý kiến chung nhất mà HS đã nêu ra.

HS ghi ý kiến vào vở thí nghiệm.

Pha 3 :  Đề xuất các câu hỏi:

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đề xuất một số câu hỏi. Có thể HS nêu nhiều câu hỏi khác nhau. GV yêu cầu  đại diện nhóm HS báo cáo trước lớp, thảo luận chung và thống nhất một số câu hỏi. Có thể như sau:

 ? Oxit bazơ có tính chất hoá học nào? Làm thế nào để biết được các tính chất đó?

 ? Oxit axit có những tính chất hóa học nào? Làm thế nào để biết được các tính chất đó?

Từ đó GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra các câu hỏi cụ thể hơn. HS có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau. GV cùng HS xem xét hệ thống lại các câu hỏi cần trả lời. Có thể như sau:

? Oxit bazơ có phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazo làm quỳ tím hoá xanh không?

? Oxit bazơ có phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối vá nước không?

? Oxit axit có phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ không?

? Oxit axit có phản ứng với bazo tạo thành muối và nước không?

? Oxit axit có phản ứng với các oxit bazo tạo thành muối không?

HS ghi  câu hỏi vào vở thí nghiệm.

Pha 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

4.1. Đề xuất thí nghiệm

GV yêu cầu nhóm HS thảo luận đề xuất các thí nghiệm trả lời cho các câu hỏi đã nêu ra.  HS có thể đề xuất nhiều thí nghiệm khác nhau. GV hướng dẫn HS thảo luận để chọn các thí nghiệm dễ thực hiện, an toàn và có kết quả rõ ràng. Nhóm HS báo cáo kết quả đề xuất thí nghiệm, nhận xét, đánh giá bổ sung.

GV cho ý kiến kết luận về một số thí nghiệm nghiên cứu cần thực hiện,  có thể như sau:

 Thí nghiệm 1: Cho Na2O vào ống nghiệm đựng nước có  một mẩu giấy quỳ tím . Cho CuO vào ống nghiệm đựng nước có giấy quỳ tím, khuấy nhẹ.

 Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1-2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ.

 Thí nghiệm 3:  Thổi hơi thở ( có khí CO2 )  vào ống nghiệm đựng nước có giấy quỳ tím.

 Thí nghiệm 4:  Thổi hơi thở ( có khí CO2 ) vào ống nghiệm đựng nước vôi trong. Thổi hơi thở ( có khí CO2 ) vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2.

 Thí nghiệm 5: Cho vôi sống CaO vào 2 ống nghiệm( lọ) riêng biệt đựng khí CO2 và CuO, nút kín và để 2 tuần.

HS ghi các thí nghiệm vào vở thí nghiệm.

4.2. Tiến hành thí nghiệm

Trước khi tiến hành mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu HS dự đoán. HS có thể đưa ra các dự đoán khác nhau.

 HS phát biểu về dự đoán của mình, thảo luận để chốt lại một số dự đoán, thí dụ như:

– Các oxit bazơ : Na2O, CuO…  có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh.

– Các oxit bazơ: Na2O, CuO…  có thể tác dụng với dung dịch axit  tạo thành mưới và nước.

–  Các oxit axit: CO2,…có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

– Tất cả các oxit axit có phản ứng với bazo ( NaOH và Cu(OH)2) tạo thành muối và nước.

– Các oxit axit CO2 phản ứng với oxit bazo ( CaO, CuO) tạo thành muối.

HS phát biểu dự đoán bằng lời và ghi vào vở thí nghiệm (theo bảng đã kẻ mẫu ở pha 5)

GV có thể cho HS tiến hành các  thí nghiệm theo nhóm. HS quan sát hiện tượng,  mô tả hiện tượng, giải thích và ghi kết quả  vào vở thí nghiệm.

GV tổ chức cho HS thảo luận cách tiến hành và thực hiện thí nghiệm 1,2 theo nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ theo bảng trên.

Thí nghiệm 5: GV có thể yêu cầu HS thực hiện trước 2 tuần ở nhà và mang đến lớp.

 Pha 5: Kết luận, kiến thức mới:

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả rút ra từ thí nghiệm. Các HS nhóm khác lắng nghe, góp ý và hoàn thiện.

GV yêu cầu HS so sánh dự đoán và kết quả rút ra từ mỗi thí nghiệm để thấy được sự khác biệt là gì.

Từ các nhận xét trên hãy rút ra tính chất của oxit bazo, oxit axit, và lấy thêm thí dụ minh họa cho mỗi tính chất đó.

GV yêu cầu HS so sánh ý kiến ban đầu về tính chất hóa học của oxit bazo- oxit axit với kết quả nghiên cứu rút ra về tính chất hóa học của oxit bazo-oxit axit. Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét về một số điểm mới đã phát hiện được.

  GV yêu cầu HS tự ghi kết luận về tính chất hóa học của oxit bazo- oxit axit và viết phương trình hóa học minh họa, chú ý điều kiện phản ứng nếu có.

Chằng hạn như:

Nhiều oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dụng dịch bazo làm quỳ tím hoá xanh.

    BaO + H2O                    Ba(OH)2. ( Barihiđroxit)

 Na2O, CaO… phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazo Natri hidroxxit NaOH, và dd bazơ canxi hiđrôxit Ca(OH)2 làm quỳ tím hoá xanh.CuO không phản ứng với nước.

– Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

    P2O+ H2O H3PO4.(Axit photphoric)

   CO2, SO2… phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic H2CO3 và axit sunfurơ H2SO3 làm quỳ tím hóa đỏ. SiO2 không phản ứng với nước.

GV chú ý hướng dẫn HS lập công thức của muối tạo thành theo đúng hóa trị. Yêu cầu               HS đọc tên chất tham gia và sản phẩm để củng cố cách gọi tên , lập công thức của oxit, muối.

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.

GV cho nhận xét, hoàn thiện

HS có thể hoàn thành kết quả tìm tòi về tính chất hóa học của oxit axit trong vở thí nghiệm theo bảng sau

 

Câu hỏi

 

Dự đoán

 

Tiến hành thí nghiệm

 

Quan sát, mô tả hiện tượng

Giải thích hiện tượng, viết PTHH (nếu có)

 

 

Kết luận

kiến thức mới

1.Các oxit bazơ  có phản ứng với nước ta dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh không ?          
2. Các oxit bazo có phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối và nước không ?

 

       
3. Các oxit axit đều có phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ không?          
4. Các oxit axit đều có phản ứng với bazo tạo thành muối và nước không?          
5. Các oxit axit đều có phản ứng với các oxit bazo tạo thành muối không?          
 

 

Kết luận kiến thức mới về tính chất hóa học chung của oxit bazo.

– Nhiều oxit bazo có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo làm quỳ tím hóa xanh

CaO   +   H2O             Ca(OH)2

Na2O + H2O                2NaOH

–  Một số oxit bazo có thể tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Na2O +2 HCl                2NaCl  +  H2O

CuO  +2HCl                  CuCl2     + H2O

– Một số oxit bazo tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

CaO  +  CO2             CaCO3

Kết luận kiến thức mới về tính chất hóa học chung của oxit axit – Nhiều oxit axit có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím đỏ.

 

CO+ H2O              H2CO3

–  Một số oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.

CO2 +  Ca(OH)2                      CaCO3+ H2O

– Một số oxit axit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối

CO2 +   Na2O              Na2CO3

 

Hoạt động 2: Khái quát về sự phân loại oxit

GV thuyết trình: Dựa vào tính chất hoá học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại…..

GV: gọi HS lấy ví dụ cho từng loại:

  1. Oxit bazơ: là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

VD: Na2O, MgO….

  1. Oxit axit : là nnhững oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước

VD: SO2, SO3, CO2….

  1. Oxit lưỡng tính:là những oxit tác dụng với dung dịch bazo và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

VD: Al2O3, ZnO….

  1. Oxit trung tính:( oxit không tạo muối) là những oxit không tác dụng với axit,bazo,nước.

VD:  CO, NO….

    Gv: Tích hợp các kiến thức liên quan đến các môn học và liên quan

Gv chỉ vào kiến thức về tính chất hoá học của oxitaxit tác dụng với nước và thuyết trình: Không chỉ P2O5 tác dụng với nước sinh ra axit mà còn nhiều oxit axit khác cũng tác dụng với nước sinh ra axit như: N2O5, CO2, SO3, SO2. Cũng chính các oxit axit này là tác nhân gây ra hiện tượng mưa axit làm cho cây trồng và sinh vật chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường (Tích hợp kiến thức Môn Địa lí 7, Môn Sinh học 9)

Vì vậy việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường tránh các tác nhân gây ô nhiễm là điều rất quan trọng và cần thiết. Và các con chính là những tuyên truyền viên tí hon góp phần nhỏ bế khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường)

? Vậy theo em để giảm thiểu lượng khí CO2 trong môi trường công cộng, các con cần phải làm gì?

HS: Trồng nhiều cây xanh

? Vì sao cây xanh làm giảm lượng khí CO2

Vì trong môn Sinh học 6 chúng em học cây xanh có khả năng hấp thụ khí CO2 , nhả khí O2 làm môi trường trong lành hơn ( Tích hợp Môn Sinh học 6)

Gv: Do đó các con cần yêu mến thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên…( Tích hợp Môn GDCD)

Gv liên hệ thực tế:

  • CaO có tính hút ẩm mạnh, đồng thời là một oxit bazơ. Do vậy dùng để làm kho các khí ẩm: hiđrô ẩm, oxi ẩm.
  • Liên hệ quá trình sản xuất vôi ở địa phương.
  • Quá trình tôi vôi
  1. Tiểu kết:

– Gv yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của oxit bazo, oxit axit.

– Phân loại oxit oxit

– Làm bài tập:

Bài tập1. Cho các ô xít sau: CO2, N2O5, SO2, Na2O, CaO, MgO, SiO2 . Hãy cho biết những oxít nào là oxit bazơ? Những oxit nào là oxit axit. Hãy chứng minh bằng phản ứng hóa học.

Bài tập 2: Cho 12,6g natrisunfit tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch axit H2SO4

  1. Viết phương trình
    b. Tính thể tích khí SO2 thoát ra(đktc)
    c. Tính nồng độ mol của dung dịch a xit đã dùng.
  2. Hướng dẫn về nhà:
  • Học kĩ bài
  • Làm bài tập :1,2,3,5 Sgk trang 6
  • Tìm hiểu về tính chất của CaO, SO2 , ứng dụng của CaO, SO2 trong đời sống thực tiễn.

CHỦ ĐIỂM 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức

Biết được:

– Tính chất vật lý của CaO, SO2

– Tính chất hoá học của CaO, SO2

+ CaO  tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

+ SO2 dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

– Ứng dụng, điều chế canxioxit và lưu huỳnh đioxit.

  1. Kĩ năng

– Quan sát thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra tính chất hoá học của CaO, SO2

– Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2

– Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất và điều chế oxit

– Làm một số bài tập tính toán có liên quan đến oxit.

  1. Thái độ

– Học sinh có  tính tự giác, tích cực trong học tập, có lòng yêu thích môn học.

– Học sinh có tính cẩn thận, kiên trì khi làm các thí nghiệm.

  1. Chuẩn bị:
  2. Giáo viên:

.- Chuẩn bị các điều kiện dạy học theo góc:

+ Góc quan sát: Máy tính, các video thí nghiệm

+ Góc trải nghiệm:

Dụng cụ: ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, muôi sắt,giá đựng ống nghiệm,cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh

Hoá chất: CaO, nước cất, dung dịch HCl, quỳ tím, CaCO3, dd Ca(OH )2, , dd H2SO4  loãng, Na2SO3 

+ Góc phân tích: SGK, tài liệu tham khảo, tư liệu sưu tầm trên mạng

-Tranh ảnh lò nung vôi trong công nghiệp và thủ công.

– Các tranh ảnh và tư liệu khác có lien quan đến CaO, SO2

  1. Học sinh:

 SGK và các tài liệu tham khảo

  1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
  2. Các phương pháp

– PP góc

– PP quan sát

– PP hỏi đáp

– PP thuyết trình

– PP thảo luận nhóm

  1. Kĩ thuật dạy học

– KT học tập hợp tác

– KT lắng nghe và phản hổi tích cực.

– KT chia nhóm nhỏ

– KT giao việc

  1. Năng lực cần phát triển cho HS:

– Năng lực tự học

– Năng lực giải quyết vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực thực hành hóa

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa.

– Năng lực vận dụng kiến thức hóa vào cuộc sống.

  1. Kiến thức tích hợp:

– Tích hợp kiến thức Môn Sinh học 9 về ô nhiễm môi trường.

– Tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường

– Liên hệ thực tế: hiện tượng vôi tôi, sản xuất vôi ở địa phương

– Tích hợp kiến thức Môn Địa lí 7 về hiện tượng mưa axit.

  1. Tiến trình :
  2. Ổn định
  3. Kiểm tra bài cũ

HS 1: Trình bày tính chất hóa học của Oxit bazo. Viết phương trình hóa học

HS 2: Trình bày tính chất hóa học của Oxit axit. Viết phương trình hóa học

  1. Bài mới.

Hoạt động 1: Tính chất và ứng dụng của Canxi oxit và lưu huỳnh đioxit

Gv chia lớp học theo nhóm và hoạt động theo góc

  GÓC QUAN SÁT ( Thời gian tối đa 10 phút)

* Mục tiêu:

– Từ quan sát hình ảnh mẫu vật và quan sát hình ảnh các thí nghiệm , HS tìm ra được các tính vật lí, tính chất hóa học,ứng dụng của canxi oxit, lưu huỳnh đioxit.

* Nhiệm vụ :

– Nhiệm vụ cá nhân HS quan sát hình ảnh mẫu vật và quan sát hình ảnh các thí nghiệm trên màn hình máy tính, các em tìm ra được các tính vật lí, tính chất hóa học,ứng dụng của canxi oxit, lưu huỳnh đioxit.

– Thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi sau:

? Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có những tính chất vật lí nào?

? Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit tính chất  hóa học nào ?  Viết PTHH minh họa cho các tính chất đó?

? Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

– Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào phiếu học tập số 1

 

 

Góc: Quan Sát                                     PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:                               ( Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của CaO, SO2)

 

Tính chất Canxi oxit Lưu huỳnh đioxit
1. Tính chất vật lý

 

.Là chất……………….. .Là chất……………….
2 . Tính chất hóa học –  Tác dụng với ………… tạo thành dd bazo

PTHH:

– Tác dụng với  ………….. tạo thành muối và……..

PTHH:

–         Tác dụng với  …………… tạo thành muối.

–         PTHH:

 

–  Tác dụng với ………… tạo thành dd axit. Làm quỳ tím chuyển thành màu…………..

PTHH:

– Tác dụng với  ………….. tạo thành muối và……..

PTHH:

–         Tác dụng với  …………… tạo thành muối.

PTHH

3. Ứng dụng: ……………. ……………..

 

 

 

 

 

GÓC TRẢI NGHIỆM ( Thời gian tối đa 10 phút)

* Mục tiêu:

– Từ quan sát mẫu vật, tiến hành các thí nghiệm các em tìm ra được các tính vật lí, tính chất hóa học của canxi oxit, lưu huỳnh đioxit.

* Nhiệm vụ :

– Quan sát  mẫu vôi sống, lọ đựng SO2 rút ra kết luận về tính chất vật lý của CaO, SO2

– Đọc cách tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong bảng.

– Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng từ đó rút ra được tính chất hóa học của canxi oxit, lưu huỳnh đi oxit.

– Hoàn thiện phiếu học tập số 1:

 

Góc Trải Nghiệm                              PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:                                      ( Tìm hiểu về tính chất của CaO, SO2)

 

  1. Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có tính chất vật lý gì?
  2. Hoàn thành bảng sau:
STT             Cách tiến hành  Hiện tượng   Nhận xét và viết PTHH
1 Cho một ít Canxi oxit vào ống nghiệm đựng nước.    
2 Cho khoảng 2ml dd HCl vào ống nghiệm đựng 1 mẩu nhỏ vôi sống    
3 Cho 1 mẩu nhỏ Canxi oxit vào ống nghiệm đựng sẵn khí SO2 nút kín    
4 Dẫn khí lưuhuỳnh đioxit vào ống nghiệm đựng nước cất và thử dd thu được bằng quỳ tím.    
5 Dẫn khí SO2 vào cốc đựng khoảng 2ml dd Ca(OH)2    

 

GÓC “ PHÂN TÍCH’’ ( thời gian là 10 phút)

* Mục tiêu:

 HS biết được

– Tính chất vật lý, tính chất hóa học của Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit.

– Ứng dụng của Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit

* Nhiệm vụ:

– Nhiệm vụ cá nhân HS nghiên cứu: nội dung SGK trang 7, 10 Tính chất ,ứng dụng của CaO, SO2

– Thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi sau:

? Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có những tính chất vật lí nào?

? Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit tính chất  hóa học nào ?  Viết PTHH minh họa cho các tính chất đó?

? Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

– Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào phiếu học tập số 2

 

Góc Phân Tích                                   PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:                                    ( Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của CaO, SO2)

 

 

Tính chất Canxi oxit Lưu huỳnh đioxit
1. Tính chất vật lý

 

………………… ………………..
2 . Tính chất hóa học – Tác dụng với ………… tạo thành dd bazo

PTHH:

– Tác dụng với  ………….. tạo thành muối và……..

PTHH:

– Tác dụng với  …………… tạo thành muối.

– PTHH:

 

– Tác dụng với ………… tạo thành dd axit

PTHH:

– Tác dụng với  ………….. tạo thành muối và……..

PTHH:

– Tác dụng với  …………… tạo thành muối.

PTHH

3. Ứng dụng: ……………. ……………..

 

 

HS tiến hành các công việc như đã phân công.

 

Nội dung ghi bài
Giáo viên
 

Học sinh

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tính chất vật lí

 

Chất rắn, màu trắng, to nóng chảy khoảng 25850C

2. Tính chất hoá học

a.Tác dụng với nước(p/ứ tôi vôi)

CaO+ H2Oà Ca(OH)2

Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dd bazơ

b.Tác dụng với axít

CaO+2HClà

CaCl2+H2O

CaO t/d với dung dịch axít tạo thành muối và nước

c.Tác dụng với oxít axít :

CaO +CO2  à CaCO3

* Kết luận: CaO là một oxít bazơ  

3 . Ứng dụng

Dùng trong công nghiệp luỵện kim, công nghệp hoá học ,khử chua đất trồng, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường

 

 

1. Tính chất vật lí

Chất khí,không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí

 

 

 

 

2. Tính chất hoá học

 

a.Tác dụng với nước :

SO2 +H2O     à       H2SO3

 

 

 

 

 

 

 

b.Tác dụng với bazơ :

SO2+Ca(OH)2àCaSO3+H2O

 

 

 

 

 

 

 

c.Tác dụng

với oxít bazơ :

SO2 +Na2O àNa2SO3

 

* Kết luận : SO2 là một oxít axít

 

 

3. Ứng dụng

Sản xuất H2SO4 ,chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy ,chất diệt nấm mốc .

 Nêu nhiệm vụ và cách thực hiện nhiệm vụ theo góc thời gian tối đa là 10 phút.

Nêu tóm tắt mục tiêu nhiệm vụ của các góc

(chiếu trên màn hình và dán vào các góc)

Yêu cầu HS lựa chọn phù hợp theo phong cách học, sở thích và năng lực của mình

 

Hướng dẫn HS về các góc xuất phát theo phong cách học. Nếu HS tập trung vào góc quá đông thì GV khéo léo động viên các em sang các góc còn lại.

GV: Quan sát , theo dõi hỗ trợ HS

– Nhắc nhở HS luân chuyển góc theo nhóm

GV: Hướng dẫn HS báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả tại góc tương ứng. Riêng kết quả ở góc cuối cùng dán kết quả lên bảng.

GV:Yêu cầu đại diện nhóm HS báo cáo kết quả từ góc phân tích đến góc trải nghiệm  đến góc áp dụng

GV: Yêu cầu HS cử đại diện nhóm theo dõi kết quả của nhóm mình ở mỗi góc tương ứng. Nhận xét bổ sung ý kiến sau khi nghe báo cáo.

GV: Chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv: Tích hợp kiến thức Môn Địa lí 7, Môn Sinh học 9, tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv: liên hệ thực tế về ứng dụng của CaO, SO2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lắng nghe để biết cách học tập.

Quan sát , suy nghĩ và lựa chọn góc phù hợp với phong cách học của mình.

Tại các góc HS phân công nhiệm vụ nhóm trưởng, thư kí trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Làm việc theo cặp, nhóm để tìm hiểu các nhiệm vụ của các góc.

 

 

– Rút ra được các nhận xét và kết luận, ghi kết quả vào phiếu học tập

HS luân chuyển qua các góc. Kết quả ở góc cuối cùng ghi vào bản giấy A0

– Dán kết quả của nhóm tại góc tương ứng và kết quả ở góc cuối cùng lên bảng.

– Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng báo cáo kết quả. Hai nhóm còn lại cử 1 đại diện tới góc tương ứng theo dõi, so sánh với kết quả của nhóm mình.

– Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.

– Nhóm khác nêu câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

– Theo dõi tự đánh giá, so sánh và sửa chữa kết quả của nhóm sau khi GV đã nêu ý kiến hoàn thiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:/ Sản xuất canxi oxít, lưu huỳnh đioxit

Nội dung ghi bài
Giáo viên
Học sinh
1. Sản xuất Canxi oxit

a. Nguyên liệu :

Đá vôi ,than đá ,củi ,dầu khí tự nhiên .

 

b.Các phản ứng hoá học xảy ra 

t0

C   + O2    à  CO2

t0

CaCO3   à CaO + CO2

9000C

 

2. Điều chế lưu huỳnh đioxit

a.Trong phòng thí nghiệm Na2SO3+H2SO4àNa2SO4+SO2  +H2O

 

Hoặc đun nóng H2SO4 đặc với Cu

b. Trong công nghiệp :

-Đốt lưu huỳnh trong không khí

t0

S+ O2 ” SO2

– Đốt quặng pirit sắt FeS2

t0

4FeS2+11O2à8SO2+

2Fe2O3

 

Gv yêu cầu h/s nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi nguyên liệu và nhiên liệu của quá trình sản xuất vôi

-Gv yêu cầu h/s nghiên cứu sgk cho biết các phản ứng xảy ra trong quá trình nung vôi, viết các PTHH xảy ra

Gv: Liên hệ thực tế tình hình sản xuất CaO ở địa phương và ảnh hưởng đến môi trường (Liên hệ thực tế, tích hợp giáo dục môi trường)

 

 

Gv yêu cầu h/s phân biệt  điều chế SO2 ở phòng t/n và điều chế SO2 trong công nghiệp về quy mô ,thiết bị ,phản ứng

 

-Gv bổ sung và kết luận

Gv: Liên hệ thực tế tình hình sản xuất SO2 và ảnh hưởng đến môi trường (Liên hệ thực tế, tích hợp giáo dục môi trường)

 

-Hs nghiên cứu sgk và trả lời

 

 

 

-Hs nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi ,viết PTHH

 

 

 

Hs nghiên cứu sgk và trả lời

-Về quy mô:nhỏ (PTN),lớn (CN)

-Về thiết bị :đơn giản ,rẻ tiền (PTN), phức tạp ,đắt tiền (CN)

 

 

  1. Tiểu kết:

 Bài 1: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO? Viết các phương trình hóa học?

Bài 2: Có những khí ẩm( khí có lẫn hơi nước): cacbon đioxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đi oxit. Khí nào có thể được làm khô bằng canxioxit? Giải thích?

Bài 3: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:

  1. K2SO3 và HCl Na2SO3 và H2SO4                  E. FeS2 và O2
  2. Na2SO3 và HCl D. CuS và O2

Viết phương trình phản ứng

Gv tổng kết chủ đề:

– Yêu cầu các nhóm HS trao đổi dựa vào các nội dung đã học để lập sơ đồ tư duy cho chủ đề

– HS vẽ sơ đồ tư duy

– Gv tổng kết lại

  1. Hướng dẫn về nhà:

Học kĩ bài cũ ; làm Bài tập: 1,3,4 sgk Trang 9

– Nghiên cứu chủ đề  mới :Axít

 

  1. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ, CÂU HỎI- BÀI TẬP, MA TRẬN ĐỀ, ĐỀ KIỂM TRA CHO CHỦ ĐỀ OXIT
  2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt
 

Nội dung

Loại câu hỏi/bài tập  

Nhận biết

Thông hiểu  

Vận dụng thấp

 

Vận dụng cao

Năng lực cần đạt
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính chất hoá học của Oxit.

Khái quát về sự phân loại oxit. Một số oxit quan trọng

 

 

 

 

 

Câu hỏi, bài tập, định tính

-Nắm được tính chất hoá học của oxit a xit, oxit bazo.

-Biết phân loại oxit

– Nắm được tính chất vật lý, tính chất hoá học của một số oxit quan trọng CaO, SO2.

– Ứng dụng của CaO, SO2 trong thực tiễn. Phương trình điều chế CaO,SO2.

Minh hoạ tính chất bằng các phương trình hoá học của oxit.

– Hiểu được cơ sở để phân loại oxit.

– Dự đoán được các tính chất hoá học của oxit

axit, oxit bazo.

– Dự đoán được kết quả phản ứng của oxít axit với nước, với bazo,với oxit bazo;, của  oxit bazo với axit, nước, oxit axit.

– Tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của  oxit axit ( SO2), oxit bazơ(CaO)

– Phân biệt được oxít axit với oxit bazơ.

– Tính toán theo PTHH.

– Tư duy logic về tính chất hoá học ,phương trình điều chế oxit axit, oxit bazơ để chọn được công thức hoá học thích hợp.

– NL thực hành

– NL sử dụng ngôn ngữ hóa học

– NL tính toán

 

 

 

Câu hỏi/ Bài tập định lượng

    Bài tập tính toán theo PTHH:

+ Tính thể tích khí thoát ra.

+ Xác định nồng độ mol của dung dịch a xit.

 

 

-Tìm CTHH của oxit liên quan tới nồng độ dung dịch.

– Tính thành phần % theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

– Tính nồng độ % các chất trong dung dịch

( liên quan đến chất dư, chất hết).

– NL tính toán

– NL sử dụng ngôn ngữ hóa học

Bài tập thực hành/ TN/ gắn hiện tượng

thực tiễn.

     

– Vận dụng tính chất hoá học các oxit, làm bài tập nhận biết các oxit.

– Tách chất ra khỏi hỗn hợp

– Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế: vôi sống để lâu bị kết cứng, hiện tượng mưa axít, hiện tượng vôi tôi

– Tính toán lượng khí thải ra môi trường do điều chế chất

– NL vận dụng kiến thức vào thực tế

– NL phát hiện và giải quyết vấn đề

 

 

 

 

 

  1. Bài tập về chủ đề của oxit theo bảng mô tả

2.1. Nhận biết:

Câu 1: Cho các oxit sau: K2O, Fe2O3, SO3, P2O5, CaO, SO2

Hãy gọi tên và phân loại các oxit trên

Câu 2: Từ những chất sau: Bari oxit, lưu huỳnh, cacbon oxit, cacbon đioxit, magie oxit.

Hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng

a.Axit clohidric +……            Magie clorua + Nước

  1. Natri hidroxit + ……            Natri sunfit + Nước
  2. Nước + ……. . Axit sunfurơ
  3. Nước+ ……… Bari hidroxit
  4. Bari oxit + …….. Bari cacbonat

Dùng các công thức hóa học để lập các phương trình phản ứng trên

Câu 3: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:

  1. K2SO3 và HCl Na2SO3 và H2SO4                  E. FeS2 và O2
  2. Na2SO3 và HCl D. CuS và O2

Viết phương trình phản ứng

Câu 4: Cho các oxít sau: CO2, N2O5, SO2, Na2O, CaO, MgO, SiO2 . Hãy cho biết những oxít nào là oxit bazơ? Những oxit nào là oxit axit. Hãy chứng minh bằng phản ứng hóa học).

 Câu 1: Cho các oxit sau: K2O, CO,Fe2O3, SO3, Al2O3,CO2,CaO,NO, SO2,ZnO.

Hãy gọi tên và phân loại các oxit trên(theo thành phần)

2.2. Thông hiểu.

Câu 1: Cho những oxit sau: BaO, Fe2O3, N2O5, SO2 . Những oxit nào tác dụng với:
a. Nước                                b. Axit clohiđric                                     c. Natri hiroxit
Viết phương trình phản ứng xảy ra

Câu 2: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với:
a. Nước, tạo thành axit                                               b. Nước, tạo thành muối và nước
c. Axit, tạo thành muối và nước                                 c. Bazơ, tạo thành muối và nước

Câu 3: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau. Viết phương trình phản ứng.
Câu 4: Có những chất sau:
A. CuO                                                                              B. H2

  1. CO                  D. SO3
    E. P2O5                                                                               G. H2O
    Hãy chọn một trong những chất trên điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau.
    1. ………..+  H2O          H2SO4                       2. H2O +……            H3PO4
    3. ……….+ HCl            CuCl2 + H2O             4. …+ H2SO4           CuSO4 +……
    5. CuO +………             Cu + H2O

 

 

 

2.3. Vận dụng thấp

Câu 1: Viết phương trình phản ứng cho mỗi chuyển đổi sau
CaCO3          CaO          Ca( OH)2
CaCl2

Ca( NO3 )2
CaCO3

Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau: CaO,  P2O5 , SiO2

Câu 3: Cho 12,6g natrisunfit tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch axit H2SO4

  1. Viết phương trình
    b. Tính thể tích khí SO2 thoát ra(đktc)
    c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng.

Câu 4: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO? Viết các phương trình hóa học?

2.4. Vận dụng cao:
Câu 1:

Viết các PTPU theo sơ đồ sau
t0                         + CO2       + HCl          + Na2CO3
a, A —>   B  —->   C   — ->      A —>     D     ——->  A
A, B, C, D là hợp chất của Canxi, gọi tên
t0                 + H2O      + CO2        t0            +H2O
b, X  —–>   Y —–>     X —->      Z  —–>   Y  —–>   Z
Câu 2: Hòa tan 2,4g một oxit kim loại hóa trị II vào 21,9g dd HCl 10% thì vừa đủ. Tìm CTHH của oxit
Câu 3: Cho 200ml dd HCl có nồng độ 3,5mol/l hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp 2 oxit CuO, Fe2O3
a, Viết PTHH
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
Câu 4: Cho 1,6g đồng(II)oxit tác  dụng với 100g dd axitsunfuric có nồng độ 20%
a, Viết PTHH
b, Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau khi phản ứng kết thúc.

2.5. Câu hỏi liên quan đến thực tiễn

Câu 1: Lưu huỳnh đi oxit (SO2) là một trong các chất gây ô nhiễm, dẫn đến sự hình thành các trận mưa axit. Giới hạn của hàm lượng SO2  khí sạch  được quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) là 3,10.10-6 mol SO2 trong mỗi m3 . Giới hạn trên tương ứng với nồng độ SO2 là bao nhiêu tính theo g/l:
A. 1,99.10-1                      B. 1,9.10-5                 C. 1,49.10-6                  D. 1,98.10-7

Câu 2: Người ta dùng một lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống để tôi. Lượng nước này lớn gấp mấy lần so với lượng tính theo phương trình:
A. 3 lần                     B. 2 lần                                   C. 2,18 lần              D. 2,25 lần

Câu 3: Vôi bột (CaO) để lâu ngày trong không khí sẽ bị kết cứng . Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.

Câu 4: Tính thể tích khí cacbonic mà cây xanh đã hấp thụ được bằng quá trình hợp quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 m3 khi oxi(đktc) . Hiệu suất quá trình tổng hợp đạt 80%. Từ đó em hãy nêu lợi ích của cây xanh.

  1. Kiểm tra đánh giá chủ đề:

3.1.Bảng mô tả

 

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
  TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL  
Tính chất hóa học của oxit Biết tính chất hóa học của oxit   Phân biệt được oxit với chất khác dựa vào tính chất hóa học                           Viết                   PTHH    
Câu Câu1,4

2điểm

Câu4

1điểm

 

 

Câu2a,

1 điểm

  4 điểm
Một số oxit quan trọng     – Viết PTHH

-Tính toán liên quan đến PTHH (nồng độ mol)

Tính toán liên quan đến PTHH (khối lượng chất)  
Câu Câu2,3

2 điểm

  Câu 1:

 2điểm

Câu2b.

1điểm

                

 

Câu 2c.

1 điểm

6điểm
Tổng 4 điểm 1 điểm 4 điểm 1 điểm 10 điểm

 

3.2.Đề kiểm tra:

  1. Trắc nghiệm ( 4điểm)

Hãy khoanh tròn vào trước các phương án đúng:

Câu 1: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:

  1. K2SO3 và HCl Na2SO3 và H2SO4                  E. FeS2 và O2
  2. Na2SO3 và HCl D. CuS và O2

Viết phương trình phản ứng

Câu 2: Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazo:

  1. CaO, CuO. B. CO, Na2O. C. CO2,SO2.                                D. P2O5, MgO.

Câu 3: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống;

A.CaCO3                 B. NaCl                    C. K2CO3                                       D. Na2SO4

Câu 4: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp O2 và CO2. Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

  1. HCl.  B. Na2SO4                 C. NaCl                                          D. Ca(OH)2

 

 

 

 

  1. Tự luận:

Câu 1:(2 điểm): Viết PTHH cho mỗi chuyển đổi sau và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)

S →    SO2 →   H2SO3 →   Na2SO3→   SO2

Câu 2:(3điểm):  Cho 8g SO3 tan hết vào nước tạo thành 500 ml dung dịch.

  1. Viết PTHH
  2. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch thu được.
  3. Ngâm 10 g CuO vào dung dịch thu được ở trên. Tính lượng chất dư sau phản ứng.

Câu 3:(1điểm)

Vôi bột( CaO) để lâu ngày trong không khí sẽ bị kết cứng . Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.